Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp: Chi tiết, Đầy Đủ, Mới Nhất Năm 2022

Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp thành lập mới tăng lên […]
minhtruong
08/06/2022

Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp thành lập mới tăng lên mỗi ngày. Điều này cho thấy nhu cầu thành lập doanh nghiệp mới hiện nay là khá cao, nhất là khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được cải thiện dần. Để đảm bảo việc thành lập doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và đúng luật, các cá nhân/tổ chức có ý định thành lập doanh nghiệp cần nhận biết được những điều kiện nhất định. AZLAW xin thông tin đến bạn đọc về những điều kiện thành lập doanh nghiệp cơ bản theo pháp luật hiện hành!

ĐIỀU KIỆN VỀ CHỦ THỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Nhìn chung, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo công bằng và sự khách quan giữa các chủ thể thành lập doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định một số trường hợp ngoại lệ – các cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập doanh nghiệp.

Các chủ thể không được thành lập, quản lý doanh nghiệp

Các chủ thể không được thành lập, quản lý doanh nghiệp

 

ĐIỀU KIỆN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

Một số điều kiện bắt buộc về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, đủ 18 tuổi trở lên, không mất năng lực hành vi dân sự. Đặc biệt không thuộc các đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp như đã nêu trên.

Một số điều kiện không bắt buộc về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài

Thứ hai, có thể giữ các chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch hay Chủ tịch Hội đồng quản trị tùy theo loại hình đăng ký của doanh nghiệp

Thứ ba, có thể được thuê theo hợp đồng lao đồng

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Ngoài ra, số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tùy theo loại hình doanh nghiệp cũng như nhu cầu đại diện của doanh nghiệp.

ĐIỀU KIỆN VỀ NGÀNH, NGHỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó các ngành, nghề đăng ký kinh doanh phải là những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, không bị cấm đầu tư kinh doanh.

Ngành, nghề bị cấm đăng ký kinh doanh

Ngành, nghề bị cấm đăng ký kinh doanh

 

Ngoài ra khi đăng ký doanh nghiệp, với những ngành nghề thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

ĐIỀU KIỆN VỀ VỐN ĐIỀU LỆ TỐI THIỂU

Pháp luật hiện hành không đưa ra giới hạn vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Trong một số ngành, nghề đặc thù cụ thể, pháp luật quy định mức vốn điều lệ cụ thể gọi là vốn pháp định. Đối với một số ngành, nghề nhất định, pháp luật quy định mức vốn điều lệ tối thiểu. Theo đó, khi đáp ứng được điều kiện này thì mới được hoạt động, kinh doanh ngành, nghề trên.

Ví dụ: Theo Khoản 14 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP, khi kinh doanh cảng hàng không, sân bay, vốn điều lệ tối thiểu để thành lập và duy trì cảng hàng không, sân bay là 100 tỷ đồng.

Lưu ý: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn Doanh nghiệp sẽ phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ khi quá thời hạn quy định mà vẫn không góp đủ vốn điều lệ.

ĐIỀU KIỆN TÊN DOANH NGHIỆP

Điều kiện về tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 37, 38 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Thứ tự tên

Loại hình – Tên riêng

  • Loại hình được viết theo từng loại như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn: “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”

Công ty cổ phần: “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”

Công ty hợp danh: “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”

Doanh nghiệp tư nhân: “doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN”

  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Một số yêu cầu khi đặt tên doanh nghiệp

  • Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký
  • Không sử dụng tên các cơ quan đoàn thể để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp (trừ khi được cơ quan, tổ chức đó chấp thuận)
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Để tránh sự trì trệ trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức nên lựa chọn nhiều tên doanh nghiệp dự kiến. Sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Từ đó có thể tránh được sự trùng lặp và giúp cho tên doanh nghiệp được duyệt một cách nhanh chóng.

ĐIỀU KIỆN VỀ TRỤ SỞ CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Điều kiện về trụ sở chính

Điều kiện về trụ sở chính

Điều kiện chung về trụ sở chính của doanh nghiệp được quy định tại Điều 42, Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó trụ ở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bên cạnh đó, theo điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp còn phải thỏa mãn điều kiện: Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là nhà tập thể hoặc căn hộ chung cư.

ĐIỀU KIỆN VỀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP HỢP LỆ

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có nội dung kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh là chủ thể chịu trách nhiệm tính hợp lệ của hồ sơ. Cùng với đó, người thành lập doanh nghiệp là chủ thể chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký.

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những thành phần hồ sơ đăng ký khác nhau. Nếu bạn cần tư vấn về các thành phần của hồ sơ đăng ký thành lập cho doanh nghiệp bạn dự định thành lập, hãy liên hệ ngay với AZLAW để được hỗ trợ nhiệt tình!

ĐIỀU KIỆN VỀ NỘP ĐỦ LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Ngoại trừ những trường hợp được miễn, lệ phí doanh nghiệp đều phải được nộp đủ tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Có hai hình thức nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp mà bạn cần biết: nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký.

Lưu ý: trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả.

 

Trên đây là những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. AZLAW mong muốn qua bài viết này sẽ giúp các bạn định hình và chuẩn bị thật tốt cho việc thành lập doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cần những tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về việc thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình khác nhau như: điều kiện thành lập công ty cổ phần, điều kiện thành lập công ty hợp danh, trình tự và thủ tục thành lập doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi. AZLAW với đội ngũ chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm trong tư vấn doanh nghiệp đảm bảo sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ thành lập doanh nghiệp khiến bạn hài lòng nhất.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW
Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Mobile: 0987553289; 024.22151888
Email: luatsuphamoanh@gmail.com Website: https://azlaw.com.vn

0987.748.111