Vốn Điều Lệ Và Vốn Pháp Định: Sự Khác Biệt Cơ Bản Bạn Cần Phải Biết

Trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, rất nhiều cá nhân, tổ chức nhầm […]
ngocdiep
09/06/2022

Trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, rất nhiều cá nhân, tổ chức nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ khi nói về vốn thành lập doanh nghiệp đó là vốn điều lệ và vốn pháp định. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng vốn điều lệ và vốn pháp định là một. Và AZLAW xin phép giải thích theo cách dễ hiểu như sau:

Khái niệm vốn điều lệ

Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Pháp luật hiện hành không quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa đối với doanh nghiệp nói chung. Theo đó, vốn điều lệ sẽ được quyết định phụ thuộc vào năng lực tài chính của các thành viên cũng như phương hướng, mục đích hoạt động của công ty.

Khái niệm vốn pháp định

Hiểu một cách đơn giản thì vốn pháp định là mức vốn tối thiểu do pháp luật quy định đối với một số ngành, nghề kinh doanh được quy định trong pháp luật chuyên ngành như pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật chứng khoán, pháp luật về các tổ chức tín dụng…Đối với những công ty thành lập để kinh doanh các ngành nghề này phải đảm bảo về vốn pháp định hoặc yêu cầu ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải cao hơn hoặc bằng mức vốn pháp định hoặc đáp ứng ký quỹ theo quy định của pháp luật… Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp không phải nộp giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn pháp định.

So sánh vốn điều lệ và vốn pháp định trong thành lập doanh nghiệp

Dưới đây là những so sánh AZLAW về hai loại vốn trên dựa theo các quy định của pháp luật doanh nghiệp

Tiêu chí Vốn điều lệ Vốn pháp định
Cơ sở pháp lý Khoản 34, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020. Kể từ Luật doanh nghiệp 2014, vốn pháp định không còn được quy định cụ thể trong luật.
Mức vốn

– Không quy định cụ thể về số vốn điều lệ tối thiểu cũng như tối đa. 

-Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Không được nhỏ hơn vốn pháp định với các ngành nghề có điều kiện tương ứng

– Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư 2020.

– Đối với những công ty thành lập để kinh doanh các ngành nghề này phải đảm bảo về vốn pháp định hoặc yêu cầu ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải cao hơn hoặc bằng mức vốn pháp định hoặc đáp ứng ký quỹ theo quy định của pháp luật

Thời hạn góp vốn Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Phải đáp ứng đủ khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Phạm vi áp dụng Là nội dung kê khai bắt buộc khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập với mọi doanh nghiệp Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp không phải nộp giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn pháp định.
Ý nghĩa Là cơ sở để nhà nước xác định các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp Nhà nước xét thấy cần kiểm soát điều kiện vật chất tối thiểu cho hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn trong một số ngành, nghề nhất định.

Như vậy, AZLAW đã tổng hợp và phân biệt hai loại vốn giúp bạn đọc có thêm thông tin để tránh nhầm lẫn trong tương lai.

Nên đăng ký mức vốn là bao nhiêu để doanh nghiệp có lợi nhất?

Như chúng ta đã biết, muốn thành lập và đưa doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh thì tổ chức, cá nhân cần phải chuẩn bị điều kiện về vật chất như nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, máy móc… Nguồn lực tài chính này được nhà đầu tư tiến hành dựa trên cơ sở góp vốn đầu tư khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Vậy nên đăng ký mức vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp cao hay thấp, và phương án nào là lựa chọn tối ưu?

Đăng ký thành lập doanh nghiệp với mức vốn điều lệ như thế nào?

Đăng ký thành lập doanh nghiệp với mức vốn điều lệ như thế nào?

 

Đăng ký thành lập doanh nghiệp với mức vốn điều lệ thấp?

Nếu nhà đầu tư đăng ký mức vốn điều lệ thấp có thể dẫn đến trường hợp làm giảm mức độ tin cậy của các cá nhân, tổ chức có dự định đầu tư vào doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ giảm khả năng huy động vốn và mất đi cơ hội phát triển trong tương lai. Ngoài ra, mức vốn điều lệ thấp cũng là một trong những cơ sở để các tổ chức tín dụng đánh giá thấp khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp. Do vậy, việc để vốn điều lệ thấp sẽ dẫn đến hệ quả ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh và đang cần huy động vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau

Đăng ký thành lập doanh nghiệp với mức vốn điều lệ cao?

Ngược lại, trong trường hợp nhà đầu tư đăng ký mức vốn điều lệ cao, chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng tài chính trước cơ quan nhà nước. Đặc biệt, nếu hoạt động kinh doanh diễn ra không thuận lợi và dẫn đến thua lỗ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng tỉ lệ theo số vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký.

Chính vì vậy, tùy vào lĩnh vực kinh doanh và khả năng tài chính của mình, mà vốn đầu tư thành lập của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Nhà đầu tư cần cân nhắc một lượng vốn cần và đủ để tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Sai ở khâu tính toán vốn điều lệ hoàn toàn có thể khiến các doanh nghiệp bị đào thải với nhiều lý do khác nhau.

AZLAW mong rằng những thông tin hữu ích của bài viết sẽ giúp các nhà đầu tư tương lai khi thành lập doanh nghiệp. Tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và pháp chế doanh nghiệp, AZLAW rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý. Nếu có vướng mắc và mong muốn nhận được sự tư vấn chi tiết hơn khi thành lập doanh nghiệp, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được những thông tin nhanh chóng và kịp thời:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 0987553289; 024.22151888 Email: luatsuphamoanh@gmail.com

Website: https://azlaw.com.vn

0987.748.111