Vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam – Quy định hiện hành

 AZLAW rất mong muốn có thể đem đến cho các nhà đầu tư những thông tin và ý kiến tư […]
admin2
15/10/2021

 AZLAW rất mong muốn có thể đem đến cho các nhà đầu tư những thông tin và ý kiến tư vấn thiết thực, cụ thể  để giúp cho các nhà đầu tư có một kế hoạch đầy đủ khi đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Khi quyết định đầu tư vào VN, rất nhiều NĐT nước ngoài thắc mắc các vấn đề như “Doanh nghiệp cần phải để mức vốn tối thiểu là bao nhiêu?” hay “Số vốn là bao nhiêu thì có lợi cho doanh nghiệp”, “Các quy định pháp luật về vốn như thế nào?” Hãy cùng AZLAW tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Các khái niệm về vốn

Tổng vốn đầu tư: Vốn đầu tư dự án là tổng các nguồn vốn góp vào một dự án đầu tư để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động.

Vốn góp để thực hiện dự án: Là số vốn mà doanh nghiệp góp vào một dự án đầu tư cụ thể. Số vốn góp thực hiện dự án đầu tư này có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

Vốn pháp định:  Là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, Việt Nam không có quy định nào về việc nhà đầu tư khi đăng ký hoạt động dự án và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam phải có số vốn tối thiểu là bao nhiêu. Đây là một quy định rất mở, chứng tỏ Việt Nam rất khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, một thị trường tiềm tăng cho các nhà đầu tư trên thế giới.

Tuy nhiên, khi thực hiện các dự án đầu tư, các nhà đầu tư thường đến tư vấn tại các VPLS/Công ty luật để tham vấn ý kiến về mức vốn đầu tư phù hợp.

Để xác định được mức vốn đầu tư phù hợp, có thể dựa trên các yếu tố cơ bản sau đây:

von-toi-thieu-khi-thanh-lap-doanh-nghiep

Các yếu tố cơ bản để xác định mức vốn tối thiểu để đầu tư, thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Thứ nhất, khả năng tài chính và dự định của nhà đầu tư về vốn đầu tư.

Thứ hai, ngành nghề kinh doanh của công ty tại Việt Nam. Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu phải có mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp như: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kinh doanh vận chuyển hàng không, dịch vụ kiểm toán,…

Tuy nhiên, các NĐT nước ngoài lưu ý mức vốn để đăng ký đầu tư vào Việt Nam phải phù hợp với tính chất, quy mô của dự án đầu tư.

Thứ ba, phạm vi, quy mô dự án: Phạm vi, quy mô dự án càng lớn thì vốn đầu tư và chi phí càng cao. Tuy pháp luật không có quy định về mức đầu tư tối thiểu ở từng địa phương, nhưng để phù hợp với quy hoạch của từng địa phương mà có nhiều địa phương khuyến khích các dự án có vốn đầu tư phù hợp. Vấn đề này các NĐT mong muốn đầu tư vào VN nên tìm hiểu trước, tham vấn ý kiến luật sư.

Thứ tư, dự kiến chi phí khi dự án đi vào hoạt động: Bao gồm chi phí nhân sự; Chi phí trang thiết bị máy móc, đồ dùng văn phòng; Chi phí thuê địa điểm… Các chi phí này tùy theo quy mô dự án để xác định phù hợp.

Thứ năm, dự án ký kết với các đối tác có giá trị khoảng bao nhiêu?

Thứ sáu, Thuế, phí, lệ phí: Khi dự án của NĐT được CQNN VN cấp phép hoạt động, dự án đó đồng nghĩa với việc sẽ phải đóng một số khoản thuế, phí. Từng dự án, dựa trên các tiêu chí về vốn, ngành nghề kinh doanh, địa bàn kinh doanh … mà sẽ áp dụng những loại thuế, phí khác nhau với mức thu khác nhau.

Vốn điều lệ của công ty sẽ là một căn cứ để Chính phủ Việt Nam tính thuế môn bài áp dụng cho từng doanh nghiệp. Thuế môn bài là thuế thường niên mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm kể từ khi doanh nghiệp được thành lập, kể cả chưa có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Thuế môn bài được tính dựa trên mức vốn điều lệ đã đăng ký. Đối với công ty có vốn điều lệ từi 10 tỷ đồng trở xuống, mức thuế môn bài phải nộp hàng năm là 2 triệu đồng. Đối với công ty có mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, các bạn sẽ phải nộp thuế môn bài là 3 triệu đồng/năm.

Như các bạn đã biết, khi nhà đầu tư muốn đầu tư dự án và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, luật sư cần làm một hồ sơ đăng ký dự án cho nhà đầu tư. Chúng tôi cần xây dựng cho nhà đầu tư một đề xuất dự án gửi lên cơ quan đăng ký đầu tư. Trong đó chúng tôi cần trình bày về tính pháp lý, tính khả thi và hiệu của của dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của dự án và chứng minh được tính khả thi và hiệu quả đó của dự án với cơ quan đăng ký đầu tư, thì một trong những yếu tố chứng minh quan trọng và thuyết phục cơ quan đăng ký đầu tư cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư chính là số vốn đầu tư. Chính vì vậy, cần đưa ra được con số vốn đầu tư phù hợp.

Ví dụ: Đối với các dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực thương mại và dịch vụ, mức vốn đầu tư phù hợp là khoảng 50.000 USD. Đây là mức vốn hợp lý để có thể xây dựng đề xuất dự án mang tính khả thi và hiệu quả. Đây cũng là mức vốn đầu tư hợp lý cho các nhà đầu tư mới khi bước đầu muốn vào thăm dò thị trường Việt Nam. Bởi vì, sau khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, NĐT thấy rằng thị trường Việt Nam tiềm năng, các hoạt động và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát triển tại Việt nam thì NĐT hoàn toàn có thể tăng vốn điều lệ bất cứ lúc nào.

Về thời hạn thực hiện việc góp vốn sau khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:

Theo quy định pháp luật Việt Nam, sau khi thành lập doanh nghiệp, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải thực hiện việc góp đủ số vốn cam kết ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp, nhà đầu tư không góp đủ được số vốn đã đăng ký trong thời hạn này, các bạn cần làm thủ tục xin gia hạn thời hạn góp vốn. Việc xin gia hạn này cần phải nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký đầu tư để xin chấp thuận về việc gia hạn thời gian thực hiện việc góp vốn. Vì nếu các bạn không thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp của các bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc xin gia hạn này cần thực hiện trước thời hạn cuối cùng cần phải thực hiện việc góp vốn.

Về tính chịu trách nhiệm tương ứng với giá trị vốn góp:

Đối với các công ty TNHH, Công ty cổ phần, các thành viên/cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp/cam kết góp của mình trong công ty. Trường hợp nếu doanh nghiệp giải thể hoặc vì lý do nào đó phải thực hiện thủ tục phá sản thì các NĐT chỉ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn các bạn góp hoặc cam kết góp trong vốn điều lệ của công ty.

Duy chỉ có 2 hình thức doanh nghiệp là công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thì phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của hai loại hình doanh nghiệp này.

Đó là lý do vì sao chúng tôi thường tư vấn cho khách hàng của mình lựa chọn một trong hai hình thức: 1 là công ty TNHH, hai là công ty cổ phần.

Trên đây là nội dung tư vấn của AZLAW liên quan đến việc xác định vốn khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có thắc mắc nào liên quan,vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải đáp.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ văn phòng: K28 – Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: info@azlaw.com.vn

Hotline: 0987748111

0987.748.111