CÂU CHUYỆN NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu  tư vào Việt Nam và hợp tác với một số doanh nghiệp trong […]
ngocdiep
25/04/2023

Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu  tư vào Việt Nam và hợp tác với một số doanh nghiệp trong nước thì thường bị vướng mắc nhiều vấn đề pháp lí, thậm chí là kí kết hợp đồng trái pháp luật và bị tuyên là vô hiệu. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn và bối rối khi không biết giải quyết vấn đề đó như thế nào. Anh Min – một nhà đầu tư Hàn Quốc- đã gặp phải vấn đề như vậy, anh đã tìm đến AZLAW nhờ giúp đỡ và giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc với doanh nghiệp Việt Nam. 

Kí kết hợp đồng 

Anh Min là chủ một công ty X tại Hàn Quốc. Anh muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam để kinh doanh. Sau khi tìm hiểu, anh đã kí kết với công ty A hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Đối với thửa đất ở xã YL, huyện YM, tỉnh Ninh Bình.  Và toàn bộ tài sản gắn liền với đất gồm: tường rào, bốt điện, nhà xưởng và các tài sản khác.

Để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Công ty của anh Min đã đặt cọc cho công ty A số tiền là 5 tỉ đồng. Tương ứng với 10% giá trị hợp đồng. Hai bên cũng đã kí giấy biên nhận tiền đặt cọc.

Không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, công ty A có nghĩa vụ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Ninh Bình.  Và xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Về việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm giày. Các linh kiện liên quan đến sản xuất giày và các sản phẩm theo nhu cầu của Công ty X không trái các quy định của pháp luật. Công ty mục tiêu của Công ty X. Đăng ký doanh nghiệp,. Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Giấy phép xây dựng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ pháp lý khác mang tên Công ty X.

Tuy nhiên công ty A không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho công ty X của anh Min được. Vì theo Điều 169 Luật đất đai năm 2013. Thì công ty X là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Phát sinh tranh chấp hợp đồng đặt cọc 

Vì không được nhận chuyển nhượng. Nên công ty X của anh Min muốn công ty A trả lại tiền đặt cọc.

Tuy nhiên công ty A lại thông báo cho công ty X của anh Min là sẽ thành lập một công ty TNHH G. Sau đó để công ty X mua phần vốn góp. Và trở thành chủ sở hữu hợp pháp của công ty G. Công ty X không đồng ý. Và yêu cầu công ty A hoàn trả lại số tiền cọc là 5 tỉ đồng. Vì thế hai công ty đã phát sinh tranh chấp.

Anh Min đã tìm đến AZLAW. Để nhờ luật sư giúp đỡ anh lấy lại số tiền cọc đã giao cho công ty A.

Luật sư hỗ trợ lấy lại được tiền cọc

Được sự ủy quyền của anh Min – là chủ công ty X, luật sư của OTIS LAWYERS đã kiện công ty A ra tòa. Tại phiên tòa, luật sư của AZLAW trình bày:

Vì công ty X của anh Min là công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% nên  khi nhận chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì không thuộc các trường hợp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 169 Luật Đất đai năm 2013. Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Công ty X và Công ty A là hoàn toàn trái quy định. 

cau-chuyen-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-tranh-chap-hop-dong-dat-coc-voi-doanh-nghiep-trong-nuoc

Hợp đồng đặt cọc giữa công ty A và công ty X là vô hiệu

Cụ thể là Điều 191 Luật đất đai năm 2013. Pháp luật không cho phép Công ty X là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Mặc dù cả Công ty A  đều biết rõ. Quy định này của pháp luật Việt Nam không cho phép hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng công ty A  vẫn cứ kí hợp đồng với công ty X. Mà không hề cho công ty X biết việc này là trái pháp luật.

Do đó hợp đồng được kí kết giữa công ty A với công ty X là vô hiệu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 về giải quyết hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu. Thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu , hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vậy nên công ty A phải hoàn trả lại cho công ty X số tiền cọc là 5 tỉ đồng đã nhận.

Sau khi xem xét hồ sơ, tài liệu cùng trình bày của hai bên. Tòa án đã tuyên xử hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Được kí kết giữa công ty A và công ty X vô hiệu. Công ty A phải hoàn trả lại cho công ty X số tiền cọc là 5 triệu đồng. Như vậy AZLAW đã giúp anh Min giải quyết thành công tranh chấp hợp đồng đặt cọc. 

Dịch vụ tư vấn đầu tư của AZLAW

Trên đây là câu chuyện của một nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ riêng anh Min mà còn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác gặp phải những vấn đề tương tự. Do không hiểu biết pháp luật Việt Nam. Vậy nên, khi cần tư vấn hay cần giải quyết vấn đề, các nhà đầu tư hãy liên lạc với AZLAW.

AZLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Với đội ngũ luật sư có  kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng. Chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất. Với chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối. Và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW 

Địa chỉ văn phòng: K28 – Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email:info@azlaw.com.vn 

0987.748.111