Tóm tắt nội dung
Tặng cho tài sản không phải là một khái niệm xa lạ. Nhất là đối với những người trong cùng gia đình. Việc cha mẹ tặng cho con cái nhà đất, tài sản khác là chuyện vô cùng phổ biến. Hợp đồng tặng cho tài sản được thiết lập như thế nào? Nội dung hình thức ra sao. Cùng AZLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khái quát chung về Hợp đồng tặng cho tài sản
Căn cứ pháp lý
Điều 457 quy định như sau:
“Hợp đồng tặng cho tài sản (HĐTCTS) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Bản chất, đặc điểm pháp lý của hợp đồng
Trong các hợp đồng thông dụng, tặng cho tài sản là một hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt… Tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản. HĐTCTS là hợp đồng không có đền bù. Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho, còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kì lợi ích nào. HĐTCTS là hợp đồng thực tế. Đặc điểm thực tế của hợp đồng được thể hiện khi bên được tặng cho nhận tài sản thì khi đó quyền của các bên mới phát sinh. Do vậy, mọi thoả thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.
Nội dung của Hợp đồng tặng cho tài sản
Nội dung của HĐTCTS gồm một số nội dung chính:
+ Đối tượng của hợp đồng: tài sản tặng cho
+ Điều kiện tặng cho (nếu có)
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên
+ Việc nộp thuế và lệ phí chứng thực
+ Phương thức giải quyết tranh chấp
Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản
HĐTCTS cũng là một loại hợp đồng nên cũng có thể được thể hiện dưới các hình thức như lời nói hoặc bằng văn bản.
Hình thức của HĐTCTS phụ thuộc vào đối tượng của nó. Nếu đối tượng của HĐTCTS là động sản thì HĐTCTS có thể bằng miệng, văn bản. HĐTCTS bằng miệng thường được áp dụng đối với những tài sản có giá trị nhỏ ví dụ như cái bút, quyển vở và một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các loại hợp đồng tặng cho tài sản thông dụng hiện nay
Tặng cho tài sản bao gồm các trường hợp tặng cho động sản và tặng cho bất động sản.
Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản. Đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
HĐTCTS có điều kiện là giao dịch tặng cho tài sản trong đó bên tặng cho yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi được tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Thứ nhất: Điều kiện phát sinh trước khi tặng cho. Theo đó, bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước thì hợp đồng tặng cho mới có hiệu lực.
- Thứ hai: Hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực. Bên được tặng cho thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện được tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Ví dụ của điều kiện tặng cho vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội: A tặng cho B một mảnh đất với điều kiện B phải thực hiện đóng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước mà A còn nợ đối với mảnh đất đó. Hoặc A tặng cho B một căn nhà với điều kiện là B phải cho A sống cùng trong ngôi nhà đó.
Hậu quả pháp lý khi bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ
Hậu quả pháp lý phát sinh nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Ví dụ thực tế
Thực tế, có nhiều trường hợp hiểu sai bản chất của điều kiện được tặng cho nên dẫn đến trong điều khoản quy định về điều kiện tặng cho trái quy định pháp luật. Ví dụ như Ông A muốn tặng cho con trai là anh C một mảnh đất với điều kiện Anh C phải đưa cho Ông A và Bà B số tiền 2.000.000.000 đồng. Về bản chất, trường hợp này phải lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới đúng.
Hoặc có rất nhiều trường hợp bố mẹ muốn tặng cho con quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Nhưng với điều kiện con không được chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho người khác…Những điều kiện mà bên tặng cho tài sản đưa ra không đúng với quy định pháp luật. Vì nó hạn chế quyền năng của chủ sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt). Cho nên những điều kiện này không được đưa vào trong HĐTCTS.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của AZLAW
AZLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng. Chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất. Chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh HCM: Tầng 9, Tòa nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: info@azlaw.com.vn
Hotline: 0987748111