ĐỒNG TÁC GIẢ CÓ QUYỀN GÌ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM CHUNG – AZLAW

Một tác phẩm có thể được sáng tạo bởi nhiều người, những người này được gọi là đồng tác giả […]
ngocdiep
31/05/2023

Một tác phẩm có thể được sáng tạo bởi nhiều người, những người này được gọi là đồng tác giả của tác phẩm đó. Vậy pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay quy định như thế nào về đồng tác giả? Đồng tác giả có quyền gì đối với tác phẩm chung? Cùng AZLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

Cơ sở pháp lí

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019.

Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Đồng tác giả là gì?

Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định:

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.

Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Ở đây “sáng tạo” được hiểu là việc tạo ra tác phẩm từ trí óc con người, chỉ những người trực tiếp làm ra tác phẩm thông qua hoạt động của tư duy sáng tạo mới được coi là tác giả và tác phẩm làm ra phải được định hình dưới một hình thức nhất định. 

Do đó đồng tác giả (có ít nhất 2 người trở lên ) là những người cùng tham gia sáng tạo, góp công sức tạo nên tác phẩm.

Đồng tác giả có quyền gì đối với tác phẩm? 

Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định 22/2018/NĐ- CP, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản như sau:

Các đồng tác giả cùng được hưởng quyền nhân thân

  • Quyền đặt tên cho tác phẩm (Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác)
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Các đồng tác giả cùng được hưởng quyền tài sản

  • Quyền làm tác phẩm phái sinh;
  • Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Quyền sao chép tác phẩm;
  • Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; – – Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
  • Quyền độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền nêu trên;
  • Cá nhân, tổ chức khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho các đồng tác giả.

Lưu ý: Nếu tác phẩm được hình thành theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng thì các đồng tác giả không có quyền tài sản. 

Đồng tác giả có quyền tài sản và nhân thân đối với toàn bộ tác phẩm không?

Quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do các đồng tác giả tạo ra thường được chia làm 2 trường hợp tương ứng với hai loại tác phẩm sở hữu chung:

– Đối với tác phẩm được coi là sở hữu chung từng phần. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến quyền của các đồng tác giả khác thì có các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với phần riêng biệt đó.

– Đối với tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung duy nhất. Các phần riêng biệt do từng tác giả sáng tạo là không thể tách rời hoặc việc sử dụng độc lập từng phần sẽ gây ảnh hưởng đến tác phẩm và quyền lợi của các đồng tác giả khác.

Vậy nên việc sử dụng và định đoạt tác phẩm phải được sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu. Trường hợp đồng tác giả chết thì quyền này sẽ thuộc về người thừa kế hợp pháp của người đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về đồng tác giả. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của AZLAW

AZLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có  chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ văn phòng: K28 – Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: info@azlaw.com.vn

Hotline: 0987748111

0987.748.111