ĐIỀU KIỆN HỢP THỬA ĐẤT THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT – AZLAW

Bên cạnh nhu cầu tách thửa đất thì nhiều người dân cũng có nhu cầu hợp thửa đất để phục […]
ngocdiep
19/04/2023

Bên cạnh nhu cầu tách thửa đất thì nhiều người dân cũng có nhu cầu hợp thửa đất để phục vụ cho mục đích sử dụng. Pháp luật đã quy định một số điều kiện hợp thửa đất để các chủ thể có thể nắm bắt và thực hiện được thủ tục hợp thửa. Vậy cụ thể thì những điều kiện hợp thửa đất đó là gì? Cùng AZLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

Căn cứ pháp lí

Luật đất đai năm 2013

Thông tư 25/2014/TT-BTNMT

Hợp thửa đất là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định về thửa đất như sau:

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

Hợp thửa đất được hiểu là trường hợp gộp các quyền sử dụng đất đối với các thửa đất liền kề của một chủ sử hữu lại thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Hay, hợp thửa là đăng ký một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được tạo thành từ các thửa đất liền kề cùng chủ ban đầu.

Điều kiện hợp thửa đất

Để được hợp thửa đất, chủ thể muốn hợp thửa phải đáp ứng các điều kiện sau:

dieu-kien-hop-thua-dat-theo-quy-dinh-moi-nhat-azlaw

Điều kiện hợp thửa đất

Thứ nhất, các thửa đất hợp thửa phải có cùng mục đích sử dụng đất

Theo quy định tại Điểm 2.3 a Khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nghĩa là, việc hợp thửa đất sẽ chỉ được tiến hành giữa những thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất. Trường hợp hai thửa đất không cùng mục đích sử dụng phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Để xác định mục đích sử dụng đất, có thể dựa vào một số căn cứ sau:

Đối với đất có giấy tờ theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2013

Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

Đối với đất không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật Đất đai 2013 

Đối với đất không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật Đất đai 2013 thì việc xác định loại đất được thực hiện theo quy định sau đây:

“Trường hợp thửa đất đang sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích sử dụng thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích theo hiện trạng sử dụng của từng thửa đất đó;

b) Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất hiện trạng có mức giá cao nhất trong bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; trường hợp sử dụng đất sau khi có quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất để xác định mục đích chính.”

Chủ thể muốn hợp thửa đất có thể dựa trên những căn cứ trên để xác định mục đích sử dụng đất, từ đó biết được những thủ tục phải thực hiện.

Thứ hai, các thửa đất phải liền kề nhau

Khi hợp các thửa đất thành một thửa thì thửa đất hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ. Và để phần diện tích này được hình thành một thửa đất theo quy định thì bắt buộc các thửa đất muốn hợp thửa phải liền kề nhau.

Thứ ba, phần diện tích sau khi hợp thửa không được vượt quá hạn mức sử dụng đất theo quy định của pháp luật

Nếu ngoài hạn mức, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm về đất đai theo quy định.

Hạn mức đất sẽ do UBND cấp tỉnh (thành phố)  từng địa phương quy định dựa trên quy hoạch và diện tích đất của địa phương đó. Chủ thể nên tham khảo hạn mức đất quy định để có thể hợp thửa hợp pháp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về điều kiện hợp thửa đất liền kề theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về lĩnh vực đất đai.

Dịch vụ tư vấn đất đai của AZLAW 

AZLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đất đai. Với đội ngũ luật sư có  chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW 

Địa chỉ văn phòng: K28 – Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email:info@azlaw.com.vn 

0987.748.111