WTO là gì? Tổ chức WTO có bao nhiêu thành viên

WTO là một tổ chức quen thuộc được nhắc đến nhiều trong các bản tin thời sự cũng như báo […]
admin2
16/09/2021

WTO là một tổ chức quen thuộc được nhắc đến nhiều trong các bản tin thời sự cũng như báo chí, tin tức hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được rõ về tổ chức này. WTO là viết tắt của chữ gì? Tổ chức này có vai trò như thế nào? Tổ chức này hoạt động ra sao? Hãy cùng AZLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

WTO là gì?

WTO có tên đầy đủ là World Trade Organization – là Tổ chức Thương mại Thế giới . Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại tiến tới thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Bài viết dưới đây hãy cùng AZLAW tìm hiểu về WTO và một số nội dung liên quan đến  WTO.

WTO kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). 

Việt Nam đã gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 và có tư cách thành viên đầy đủ của WTO kể từ ngày 11/01/2007. Kết quả đàm phán cuối cùng giữa Việt Nam và các thành viên WTO được thể hiện trong Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch. Đây là tiền đề, dấu mốc quan trong trong công cuộc hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Nhiệm vụ của WTO

  •   Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
  •   Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
  •   Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
  •   Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.

Cơ cấu tổ chức WTO

Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):

  •   Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
  •   Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
  •   Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này;
  •   Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.

Quá trình thông qua quyết định trong WTO

Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông qua”.

Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):

  • Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
  • Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
  • Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.

Nội dung chính của biểu cam kết WTO

Biểu cam kết WTO gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể. Và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN).

Cam kết chung

Phần cam kết chung bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành.  Và phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết WTO. Phần này chủ yếu đề cập tới những vấn đề kinh tế – thương mại. Ví dụ như các quy định về:

  • Chế độ đầu tư;
  • Hình thức thành lập doanh nghiệp;
  • Thuê đất;
  • Các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước v.v…

Cam kết cụ thể

Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết được áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Mỗi dịch vụ đưa ra trong Biểu cam kết như:

  • Dịch vụ viễn thông;
  • Dịch vụ bảo hiểm;
  • Dịch vụ ngân hàng;
  • Dịch vụ vận tải, v..v

Mỗi dịch vụ sẽ có nội dung cam kết cụ thể áp dụng riêng cho dịch vụ đó. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ. Và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong dịch vụ đó.

Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ

Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp được duy trì để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN. Nếu thành viên đó đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các Thành viên WTO chấp thuận.

WTO có bao nhiêu thành viên?

Tính đến ngày 29 tháng 07 năm 2016, WTO có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại. Ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO.

Trên đây là bài viết của AZLAW liên quan đến WTO và một số nội dung liên quan. Nếu có thắc mắc hoặc cần trao đổi thêm Quý khách vui lòng liên hệ AZLAW để được giải đáp.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 0987.748.111     Email: luatsuphamoanh@gmail.com

0987.748.111