KẾ TOÁN THUẾ LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÔNG VIỆC CỦA MỘT KẾ TOÁN THUẾ

Kế toán thuế là một công việc có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vậy […]
hongngoc
16/06/2023

Kế toán thuế là một công việc có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vậy kế toán thuế làm những công việc gì? Cùng AZLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là nghiệp vụ phụ trách xử lý các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ khai báo và nộp thuế định kỳ của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước. 

Kế toán thuế đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước. Nhờ kế toán thuế, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế một cách rõ ràng và đúng luật, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định. Mặt khác, đối với Nhà nước, kế toán thuế giúp cho công việc quản lý nền kinh tế đa thành phần trở nên dễ dàng hơn, từ đó, đảm bảo duy trì nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.

Những công việc của kế toán thuế

Công việc của kế toán thuế bao gồm: Công việc hàng ngày, công việc hàng tháng, công việc hàng quý và công việc hàng năm.

Công việc hàng ngày

Trách nhiệm chính: Tổng hợp, xử lý, phân loại, sắp xếp và lưu trữ các loại hóa đơn, chứng từ kế toán.

Mô tả công việc cụ thể:

  • Tổng hợp: Thu thập, tập hợp các hóa đơn kế toán thuế từ tất cả các nguồn trong và ngoài doanh nghiệp. Trong đó, hóa đơn kế toán thuế nội bộ doanh nghiệp bao gồm hóa đơn đầu ra khi doanh nghiệp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ; hóa đơn kế toán thuế ngoài doanh nghiệp bao gồm hóa đơn đầu vào khi doanh nghiệp mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ phục vụ sản xuất – kinh doanh. Những giấy tờ này chính là căn cứ để kê khai, hạch toán kế toán thuế.
  • Xử lý: Kê khai, hiệu chỉnh để đảm bảo độ chính xác (hợp lý, hợp lệ và hợp pháp) của các chứng từ kế toán thuế để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh (nếu có) như lập sai hóa đơn, cháy, mất hoặc hỏng hóa đơn v.v.
  • Phân loại và sắp xếp: Sắp xếp hóa đơn, chứng từ theo bộ, theo trình tự thời gian, theo phân loại đầu vào – đầu ra, theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thuận tiện cho công việc quản lý.
  • Lưu trữ: Lưu trữ 10 năm (đối với hóa đơn thông thường) hoặc 5 năm (đối với các chứng từ như phiếu thu – chi, nhập – xuất).

Công việc hàng tháng

Trách nhiệm chính: Thực hiện báo cáo thuế định kỳ hằng tháng. Thông thường, cần lập vào cuối tháng này hoặc lập vào đầu tháng sau tùy vào quy định hiện hành của công ty.

Mô tả công việc cụ thể:

  • Xác định hình thức và loại báo cáo thuế cần làm theo tháng (ví dụ, kế toán thuế giá trị gia tăng, kế toán thuế xuất nhập khẩu).
  • Tiến hành kê khai nội dung báo cáo dựa trên căn cứ gồm hóa đơn, chứng từ đã được thu thập và xử lý định kỳ liên tục hằng ngày trong tháng.

Công việc hàng quý

Trách nhiệm chính: Thực hiện báo cáo thuế định kỳ hằng quý.

Mô tả công việc cụ thể:

  • Lập Tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.
  • Lập Bảng kê báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quý.
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
  • Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (nếu có).

Công việc hàng năm

Trách nhiệm chính: Nộp, quyết toán thuế và cập nhật vào báo cáo tài chính năm.

Mô tả công việc cụ thể:

  • Công việc cần thực hiện đầu năm: bao gồm kê khai, nộp thuế môn bài. Kế toán thuế cần nắm rõ và kiểm tra chính xác thời hạn nộp thuế môn bài để tránh trường hợp chịu phí phạt nộp muộn. Thông thường, thời hạn nộp thuế môn bài là ngày 31/1 hằng năm. Ngoài ra, kế toán thuế cần thực hiện nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (đầu ra, đầu vào) và thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Công việc cần thực hiện cuối năm: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, lập Báo cáo tài chính (Bảng cân đối Kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính).

Quy trình kế toán thuế

Một quy trình kế toán thuế đầy đủ sẽ có những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Các bộ phận kế toán liên quan nhập thông tin chứng từ đầu vào – đầu ra

Bước 2: Kế toán thuế sẽ thực hiện

  • Khấu trừ thuế
  • Lập bảng kê chi phí đầu vào – đầu ra và lập Tờ khai thuế giá trị gia tăng
  • Lập bảng tổng hợp giải trình khai bổ sung và điều chỉnh những khoản thuế chưa hợp lý

Bước 3: Kế toán trưởng duyệt ký và gửi duyệt báo cáo thuế tại cơ quan thuế 

Bước 4: Cơ quan thuế duyệt báo cáo thuế

  • Trường hợp được duyệt: Kế toán thuế tiến hành nộp thuế
  • Trường hợp chưa được duyệt: Kế toán thuế tiếp tục xem xét điều chỉnh, bổ sung những khoản thuế chưa hợp lý. Sau đó gửi kế toán trưởng duyệt ký và gửi duyệt lần 2 tại cơ quan thuế.

Trên đây là những tư vấn của AZLAW đối với câu hỏi “Kế toán thuế làm những công việc gì”. Hi vọng bài viết trên sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với quý bạn đọc.

Dịch vụ tư vấn kế toán thuế của AZLAW

AZLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn về kế toán thuế. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 0987553289; 024.22151888  

Email: info@azlaw.com.vn 

0987.748.111