ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MỚI NHẤT NĂM 2023 – AZLAW

Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm chấm dứt quan hệ hợp đồng. Vậy pháp luật hiện nay có quy […]
admin2
26/07/2021

Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm chấm dứt quan hệ hợp đồng. Vậy pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về vấn đề này? Cùng AZLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng (ĐPCDHĐ) tiếng anh dịch là Unilateral termination of labor contract. ĐPCDHĐ không được quy định khái niệm trong BLDS. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản như sau.

ĐPCDHĐ là trường hợp mà các bên đã thoả thuận với nhau hoặc pháp luật có quy định thì một bên có quyền xóa bỏ hợp đồng và yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng

Về thủ tục ĐPCDHĐ:

Bên ĐPCDHĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Về hình thức thông báo, pháp luật không quy định cụ thể. Vì vậy trừ trường hợp có thỏa thuận, hình thức thông báo có thể bằng văn bản; thông báo qua điện thoại; email; fax… hoặc hình thức khác đảm bảo việc bên còn lại có thể tiếp nhận được thông tin.

Điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng

ĐPCDHĐ được quy định tại Điều 428, BLDS 2015, cụ thể như sau:

“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

  1. Một bên có quyền ĐPCDHĐ và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  2. Bên ĐPCDHĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Khi hợp đồng bị ĐPCDHĐ chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
  5. Trường hợp việc ĐPCDHĐ không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên ĐPCDHĐ được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

Theo đó một bên trong quan hệ dân sự có quyền ĐPCDHĐ và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau:

– Bên còn lại trong quan hệ hợp đồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng

– Theo thỏa thuận các bên

– Trường hợp pháp luật có quy định.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn rõ hơn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Số nhà K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.22.151.888 – 0987.748.111

Email: info@azlaw.com.vn

0987.748.111