XÂM PHẠM NHÃN HIỆU- CÂU CHUYỆN MUÔN THƯỞ CỦA DOANH NGHIỆP

Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày nay, có rất nhiều hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, […]
ngocdiep
09/06/2022

Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày nay, có rất nhiều hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là xâm phạm nhãn hiệu. Những hành vi này đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh có nhãn hiệu bị xâm phạm. Dưới đây là vụ án tranh chấp về hành vi xâm phạm nhãn hiệu giữa hai doanh nghiệp, và luật sư của AZLAW là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

Căn cứ pháp lí:

Công ty cổ phần B đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Ngày 2/12/2006 Công ty CP B nộp đơn tới Cục sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối với nhãn hiệu “A”.

Ngày 06/07/2008 Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 6/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 7 có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn, nội dung:

  • Mẫu nhãn hiệu: A.
  • Mầu sắc nhãn hiệu: trắng, xanh lam.
  • Loại nhãn hiệu: Thông thường.
  • Trong các nhóm danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu có Nhóm 39: Dịch vụ vận tải.

Tranh chấp nhãn hiệu giữa hai doanh nghiệp

Qua tìm hiểu thông tin, Công ty CP B được biết Công ty M đã sử dụng nhãn hiệu “A” trong nhóm sản phẩm Dịch vụ vận tải mà Công ty CP B đã đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo hộ, cụ thể:

– Biển hiệu (dán trên cửa kính) tại địa chỉ số phố NK, phường NK, quận BĐ, Hà Nội có ghi: Công ty TNHH M.

– Tờ quảng cáo dịch vụ vận tải (chuyển nhà, chuyển hàng,..), bản đồ khu vực của công ty M có sử dụng nhãn hiệu A-transport.

Cuối năm 2017 đầu năm 2018  Công ty CP B đã nhiều lần gửi công văn tới Công ty M yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng Công ty M không có ý kiến phản hồi và từ chối nhận. Công văn cuối cùng gửi ngày 1/4/2018 đã được Công ty M nhận ngày 3/4/2018.

Dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu của công ty M

Dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu của công ty M

 

Tranh tụng tại tòa

Phía nguyên đơn – công ty B

Công ty B, người đại diện theo pháp luật của công ty B đã trình bày lại sự việc công ty M có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của công ty B.

Phía  bị đơn – công ty M trình bày

Công ty thành lập từ năm 2010 với tên gọi Công ty TNHH M để kinh doanh các lĩnh vực về vận tải. Cũng từ năm 2010 công ty sử dụng tên “A transport”, các đối tác và khách hàng biết đến. Từ đó đến nay không hề có tranh chấp tên thương mại này với bất kỳ bên nào. Đến tháng 3/2018 công ty chính thức làm thủ tục đổi tên thành Công ty TNHH M và được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký mới ngày 17/03/2018. Hiện công ty đang làm thủ tục để xin đăng ký quyền sở hữu tên thương mại “A transport” với Cục Sở hữu trí tuệ.

 Luật sư của AZLAW- người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn

Từ những tài liệu mà công ty CP B cung cấp và tài liệu tự thu thập được, luật sư của AZLAW đã đưa ra những chứng cứ cùng lập luận thuyết phục như: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hành hoá số 7 ngày 6/7/2008 của Cục sở hữu trí tuệ – Bộ KH&CN Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã được gia hạn đến ngày 2/12/2026.

Chứng minh được theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì Công ty CP B là chủ thể đang trong thời hạn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “A” với nhóm sản phẩm Dịch vụ vận tải. Đồng thời cũng chứng minh được công ty M hiện vẫn đang sử dụng dấu hiệu “A” trên các phương tiện trong quá trình kinh doanh.

Bên cạnh đó, phía người đại diện theo pháp luật của  công ty M cho rằng  hiện đang làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tên thương mại “A transport” nhưng đến hiện tại thì Công ty TNHH M không có tài liệu chứng cứ gì về việc đã được pháp luật bảo hộ cho sản phẩm có dấu hiệu “A”.

Bảo vệ thành công quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của công ty H

Sau khi xem xét các chứng cứ mà hai bên tham gia tố tụng đưa ra và quá trình tranh tụng, Tòa án đã tuyên xử:

  • Công ty TNHH M phải chấm dứt các hành vi sử dụng nhãn hiệu “ A” trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ vận tải.
  • Buộc Công ty TNHH M phải thực hiện các hành vi sau:
  • Tiêu hủy tờ quảng cáo, bản đồ khu vực, tháo bỏ biển hiệu có sử dụng nhãn hiệu A trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ vận tải
  • Chấm dứt sử dụng nhãn hiệu A trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ vận tải
  • Đăng lời xin lỗi và cải chính công khai đối với Công ty cổ phần H về việc sử dụng nhãn hiệu “A” của Công ty cổ phần H trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ vận tải trên báo Nhân dân và báo Hà Nội Mới trong 3 số liên tiếp.

Như vậy, qua một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ, cùng với những chứng cứ và lí lẽ thuyết phục, AZLAW đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công ty B đối với nhãn hiệu “A”.

>>> Tham khảo quy trình ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: Tại đây

Dịch vụ tư vấn xử lí vi phạm quyền sở hữu trí tuệ/ xâm phạm nhãn hiệu của công ty Luật AZLAW

Gói dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Xác định đối tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm
  • Giám định nhãn hiệu
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của các đối tượng vi phạm;
  • Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.

Nếu bạn có nhãn hiệu đang bị xâm phạm hay bất kì thắc mắc gì liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu, thì hãy liên hệ ngay với AZLAW. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn và dịch vụ có: quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật  tuyệt đối.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ: K28, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobie: 0987553289; 024.22151888

Email: luatsuphamoanh@gmail.com. Website: https://azlaw.com.vn

0987.748.111