Vụ Bạo Lực Trường Quốc Tế: Góc Nhìn Của Luật Sư

kBạo lực học đường từ lâu đã là một vấn nạn nhức nhối trong giáo dục và xã hội. Tuy […]
minhtruong
30/05/2022

kBạo lực học đường từ lâu đã là một vấn nạn nhức nhối trong giáo dục và xã hội. Tuy nhiên, nó mới thực sự trở thành một vấn đề nóng bỏng trong những ngày qua khi xảy ra tại một trường quốc tế hàng đầu ở TP.HCM. Vụ việc trên khiến mọi bậc làm cha, làm mẹ băn khoăn để trả lời cho câu hỏi: “Nên làm gì khi con là nạn nhân của bạo lực học đường mới được coi là tốt nhất?”. Dưới đây là góc nhìn của Luật sư về vấn đề này qua Vụ Bạo Lực Trường Quốc Tế đã xảy ra gần đây.

Cần làm gì khi con là nạn nhân?

Theo các chuyên gia, bạo lực học đường là vấn đề có thể xảy ra ở bất kỳ đâu với bất kỳ trường học nào, ngay cả ở trường quốc tế. Mỗi học sinh đều có thể bị bắt nạt hoặc trở thành người bắt nạt. Trong môi trường trong nước nói chung và của trường quốc tế nói riêng. Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa trong giao tiếp và suy nghĩ giữa phụ huynh và nhà trường thường có một số khó khăn nhất định. Việc tìm tiếng nói chung giữa các bên khi giải quyết các vụ việc bắt nạt học đường là một vấn đề vô cùng nan giải.

Phụ huynh có nên kiểm soát cảm xúc của bản thân

Vụ Bạo Lực Trương Quốc Tế trên là một ví dụ điển hình, trong quá trình livestream, chị T.H.T- phụ huynh tố việc con gái mình bị đánh tại Trường quốc tế T.H.T đang rất tức giận nhưng phía nhà trường liên tục yêu cầu bà không được hét lên, nếu không sẽ không có cuộc nói chuyện nào cả.

Hình ảnh phụ huynh bức xúc trước cách xử lý của phía nhà trường trong vụ bạo lực  trường quốc tế

Hình ảnh phụ huynh bức xúc trước cách xử lý của phía nhà trường trong vụ bạo lực trường quốc tế

Gạt bỏ những tranh cãi xoay quanh cách xử lý của nhà trường, điều chúng ta quan tâm ở đây đó là cảm xúc của vị phụ huynh đang bị kích động. Dù biết đây là một trạng thái tâm lý hoàn toàn bình thường của một người mẹ khi nhìn thấy con cái bị đánh với những vết thương chằng chịt trên người. Nhưng rõ ràng, sư kích động của cha mẹ có thể khiến con cái sợ hãi, lo lắng, căng thẳng và khiến mâu thuẫn giữa gia đình và nhà trường ngày càng gay gắt. Điều phụ huynh nên làm là phải bình tĩnh, tìm hiểu và nắm rõ quy trình xử lý các vụ việc bắt nạt học đường từ phía nhà trường để có tâm thế chủ động trong việc đưa ra hướng giải quyết. Cần tôn trọng và tuân theo quy trình đó để các bên cùng nhau giải quyết theo hướng hiệu quả nhất.

Tâm sự và tìm cách xoa dịu tinh thần của con

Trên khắp những trang mạng xã hội trong những ngày qua, chúng ta không khó bắt gặp những bình luận gọi chị T.H.T với danh hiệu “bà mẹ quốc dân”. Sở dĩ có biệt danh vậy, vì mọi người cho rằng chị là một người mẹ vô cùng tâm lý. Khi biết đến sự việc, chị luôn cố gắng động viên, xoa dịu tinh thần của con để tránh con rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực.

Thật vậy, bất cứ đứa trẻ nào khi bị bạo lực học đường cũng luôn sống trong lo lắng, căng thẳng nên thường chỉ muốn thu mình lại trong thế giới nội tâm riêng. Đặc biệt đối với những học sinh chưa đủ 18 tuổi, tâm lý chưa ổn định khiến chúng không dám bộc lộ hết suy nghĩ và mong muốn của bản thân. Chính vì vậy, điều phụ huynh cần làm đó là cố gắng, kiên nhẫn trò chuyện với con để những đứa trẻ cảm giác mình được tôn trọng, được bảo vệ. Không nên cáu gắt, mất kiên nhẫn hay ép con phải nói mọi vấn đề.

Phụ huynh nên hỏi ý kiến của con về vấn đề và cần phải dành cho con thời gian nghỉ ngơi ở nhà, cho đến khi vấn đề được giải quyết ổn thỏa. Hãy nói chuyện với con nhiều hơn, và tạo cho con niềm tin rằng, cha mẹ sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa cho con dù chuyện gì có xảy ra. Đây chính là liều thuốc tốt nhất để con sớm lấy lại tinh thần và tự tin đối diện với thực tế ở cả hiện tại lẫn tương lai.

Dạy con kỹ năng ứng phó, tự bảo vệ bản thân

Từ bé, phụ huynh nên dạy con cách tự bảo vệ bản thân. Tôn trọng, lắng nghe suy nghĩ của trẻ từ khi chúng còn nhỏ là cách giúp chúng dám lên tiếng khi bản thân găp những vấn đề không thể tư giải quyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể đăng ký cho con tham gia các lớp kỹ năng mềm,hoặc các môn thể thao giúp rèn luyện thể lực và khả năng tự vệ như võ thuật.

Vụ bạo lực trường quốc tế : Học thêm kỹ năng tự vệ

Vụ bạo lực trường quốc tế : Học thêm kỹ năng tự vệ

Từ đó khi bị bao lực học đường dưới hình thức sử dụng vũ lực thì các con có thể phản kháng và giảm khả năng bị thương tích đến mức thấp nhất. Tuy nhiên. phụ huynh cần phải quán triệt tinh thần rõ ràng với con nhỏ rằng, học võ là để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ kẻ yếu nếu bị hiếp đáp chứ không phải là phương tiện để đi bắt nạt người khác.

Tìm kiếm môi trường học tập phù hợp cho con

Như những gì chị T.H.T- phụ huynh trong vụ việc bao lực học đường nêu trên chia sẻ, chị hoàn toàn sẵn sàng cho con nghỉ tại trường Quốc tế và tìm kiếm một ngôi trường mới tốt hơn. Rõ ràng, nếu công tác quản lý rủi ro trong trường học yếu kém, môi trường học tập không an toàn. Thì phụ huynh thực sự cần phải nghiêm túc cân nhắc, xem xét đến phương án chuyển trường, thay đổi môi trường học tập vì một tương lai phát triển lành mạnh, tích cực cho con.

Học sinh đánh nhau, nhà trường hay phụ huynh là bên chịu trách nhiệm

Trường hợp không thể dàn xếp cần tới sự trợ giúp của Pháp lý, hành vi bạo lực học đường hoàn toàn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, xử lý dân sự, thậm chí xử lý hình sự. Trong những trường hợp vụ việc diễn ra với nhiều tình tiết nghiêm trọng, các bên liên quan như gia đình người bắt nạt, người bị bắt nạt, trường học nơi diễn ra bạo lực học đường… mâu thuẫn gay gắt và không thể tự dàn xếp được. Thì phụ huynh nạn nhân cần phải tìm đến sự giúp đỡ của các luật sư, chuyên gia để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, kịp thời nhằm tiến hành áp dụng các biện pháp cần thiết và bảo vệ tối đa lợi ích của các con.

Cơ sở pháp lý

  • Luât xử lý vi phạm hành chính 2012  Xem thêm
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP Xem thêm

Học sinh đánh nhau, nhà trường hay phụ huynh là bên chịu trách nhiệm

Đầu tiên cần xác định loại trách nhiệm trong Vụ Bạo Lực Trường Quốc Tế này

Theo Điều 584 BLDS 2015, hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Xác đinh thiệt hại

Trong trường hợp học sinh gây lộn, đánh nhau thì thiệt hại chính ở đây có thể xác định là về phương diện sức khỏe. Theo Điều 590 BLDS 2015, thiệt hại sức khỏe sẽ là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe, tình thần và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Đối với học sinh dưới 15 tuổi, nhà trường hoặc phụ huynh sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho học sinh mà chịu tổn hại về sức khỏe, tinh thần. Cụ thể, Điều 599 BLDS 2015 quy định người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại; thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Như vậy, nếu nhà trường chứng minh không có lỗi trong quản lý thì phụ huynh của học sinh sẽ phải bồi thường.

Đối với học sinh trên 15 tuổi và dưới 18 tuổi, theo Điều 586 BLDS quy định người chưa đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình và tài sản của cha mẹ trong trường hợp còn thiếu. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành không quy định trách nhiệm liên đới của nhà trường đối với trường hợp này. Như vậy, phụ huynh và học sinh với độ tuổi trên sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường khi học sinh tham gia đánh nhau gây thiệt hại hoặc nội quy nhà trường có quy định khác.

Xử phạt vi phạm hành chính

Ngoài ra, đánh nhau còn được coi là hành vi gây mất trật tự an ninh công cộng, do đó học sinh tùy vào độ tuổi. Tùy vào tính chất vụ việc sẽ chịu mức xử phạt vi phạm hành chính riêng.

Đối tượng áp dụng

Theo Điều 5 Luật VPHC 2012, học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Mức xử phạt

Trong trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đánh nhau thuộc về phía phụ huynh và học sinh, các mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Cụ thể:

– 300.000 – 500.000 VND: hành vi gây lộn, đánh nhau

– 2.000.000 – 3.000.000 VND: hành vi xúi giục đánh nhau hoặc/và xúc phạm nhân phẩm.

 

******

Chúng tôi hi vọng những thông tin hữu ích của bài viết sẽ hỗ trợ những bậc phụ huynh. Khi gặp vướng mắc trong tình huống con nhỏ bị bạo lực học đường. Nếu cần sự trợ giúp, đừng ngần ngại hãy liên lạc ngay đến chúng tôi.

Với phương châm bảo vệ tối đa lợi ích hợp pháp của khách hàng, AZLAW chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trong nhiều lĩnh vực một cách nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả.Quý khách có thể liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời với chi phí ưu đãi nhất thông qua hotline: 0422.151.888 – 0987.748.111 hoặc email: info@azlaw.com.vn.Chúng tôi đảm bảo rằng quý khách sử dụng dịch vụ tư pháp lý của AZLAW sẽ được bảo vệ lợi ích một cách tốt nhất.

Trân trọng!

 

0987.748.111