Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Vì sao Nhà nước chỉ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một […]
admin2
28/09/2021

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Vì sao Nhà nước chỉ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số hàng hóa, dịch vụ ? Bài viết dưới đây của AZLAW gửi đến bạn đọc những thông tin về thuế tiêu thụ đặc biệt để mọi người tham khảo.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì ?

Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) là sắc thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định.

Tính chất đặc biệt hay không đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ ở một quốc gia tùy thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống văn hóa và mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó.

* Các hàng hóa, dịch vụ được lựa chọn để thu thuế TTĐB có tính chất sau :

– Các hàng hóa, dịch vụ này chưa thật cần thiết đối với đời sống xã hội nên thường chịu sự kiểm soát chẳ chẽ của Nhà nước.

– Lượng cầu của hàng hóa, dịch vụ này thường biến động theo thu nhập nhưng ít biến động theo mức giá cả.

– Các hàng hóa, dịch vụ này cần hạn chế tiêu dùng do không có lợi cho nên kinh tế – xã hội, có hại cho sức khỏe, môi trường.

Đối tượng chịu thuế TTĐB

– Hàng hóa bao gồm : Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; Xe mô tô hai báng, xe mô tô ba bánh có dung tích xy lanh trên 125cm3; Tàu bay, du thuyển; Xăng các loại, náp ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng; Điều hòa nhiệt độ xông suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài lá; Vàng mã, hàng mã.

– Dịch vụ chịu thuế gồm : Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), karaoke; Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; kinh doanh đặt cược (bao gồm: đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật); Kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi golf; Kinh doanh xổ số.

Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Khi hạch toán kế toán sử dụng Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt để phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

3.1. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:

– Trường hợp tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Trường hợp không tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Định kỳ khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

3.2. Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

 Kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế của cơ quan có thẩm quyền, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611…

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 1388 – Phải thu khác

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

3.3. Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có các TK 111, 112.

3.4. Kế toán hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu:

– Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:

Nợ TK 3332 -– Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)

Có các TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại).

– Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất TSCĐ, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)

Có TK 811 – Chi phí khác (nếu bán TSCĐ).

– Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có TK 1388 – Phải thu khác.

3.5. Kế toán thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn:

Khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về số thuế ở khâu bán được giảm, được hoàn, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có TK 711 – Thu nhập khác.

3.6. Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, ghi:

Nợ các TK 641, 642

Có các TK 154, 155

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

3.7.Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

– Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế TTĐB từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611…

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế TTĐB cho bên nhận ủy thác)

Có TK 1388- Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế TTĐB).

– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 1388 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng chịu thuế TTĐB được chia làm 2 nhóm : hàng hóa và dịch vụ. Với mỗi đối tượng khác nhau thì áp dụng từng mức thuế suất khác nhau.

Thuế suất thuế TTĐB được quy định tại Biểu thuế TTĐB. quy định cho từng loại hàng hóa, dịch vụ. Hiện hành thuế suất thuế TTĐB thấp nhất là 7% và cao nhất là 150%.

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

STT

Hàng hóa, dịch vụ

Thuế suất (%)

(%)
I Hàng hóa
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018 70
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 75
2 Rượu
  a) Rượu từ 20 độ trở lên
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 55
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 60
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65
  b) Rượu dưới 20 độ
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 30
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
3 Bia
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 55
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 60
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ 
  a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
  -Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống
  + Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 40
  + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
  – Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 đến 2.000 cm3
  + Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 45
  + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 40
  – Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
  – Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
  + Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 55
  + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 60
  – Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
  – Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
  – Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
  – Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
  b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này 15
  c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này 10
  d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
  – Loại có dung tích xi lanh 2.500 cm3 trở xuống 15
  – Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
  – Loại có dung tích xi lanh trên  3.000 cm3 25
  đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng. Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
  e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
  g) Xe ô tô chạy bằng điện
  Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
  Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
  Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
  Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
  h) Xe mô- tô- hôm( motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh
  + Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 70
  + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 75
5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3 20
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30
8 Xăng các loại
  a) Xăng 10
  b) Xăng E5 8
  c) Xăng E10 7
9 Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II Dịch vụ
1 Kinh doanh vũ trường 40
2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30
3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 35
4 Kinh doanh đặt cược 30
5 Kinh doanh gôn 20
6 Kinh doanh xổ số 15

Trên đây là những thông tin về thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

0987.748.111