Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

“Nhãn hiệu” là khái niệm được pháp luật bảo hộ nhưng “Thương hiệu” lại là khái niệm được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là nội dung mà Azlaw hướng dẫn để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.
admin
19/05/2021

Mặc dù thuật ngữ nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ nhưng đại đa số mọi người lại sử dụng thương hiệu. Bên cạnh đó cũng có không ít người nhầm lẫn chức năng, vai trò của 2 thuật ngữ trên, sử dụng sai cách. Hiểu được điều đó, Azlaw sẽ giúp bạn phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu, cùng tìm hiểu những nội dung trong bài viết dưới đây.

Nhãn hiệu là gì?

Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu (Trademarks) là dấu hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo luật sửa đổi, bổ sung 2009 nhãn hiệu được phân chia thành các loại sau đây:

Nhãn hiệu tập thể: Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Ví dụ về nhãn hiệu tập thể như Chè Thái Nguyên, vải thiều Lục Ngạn,….

Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu đó cho phép các tổ chức, cá nhân sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính như:

  • Xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu
  • Cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ
  • Chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

>>> Ví dụ như: Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.

Nhãn hiệu liên kết: Là loại nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, sử dụng cho dịch vụ sản phẩm cùng loại hoặc tương đương nhau hoặc có liên quan đến nhau. Ví dụ: Vingroup, Vinhomes, Vinmec,…

Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam ví dụ như Honda, Adidas,….

Thương hiệu là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu (Brands) là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đó được sản xuất hoặc cung cấp từ một cá nhân hay tổ chức. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:

  • Không xác định được chính xác thời gian tồn tại.
  • Không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, chữ viết như nhãn hiệu.
  • Thương hiệu không được Pháp luật bảo vệ mà chỉ được người tiêu dùng công nhận.
  • Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều người công nhận thì thương hiệu đó sẽ trở nên nổi tiếng.

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Để giúp bạn dễ dàng phân biệt, Azlaw sẽ giúp bạn so sánh thương hiệu và nhãn hiệu, dưới đây là nội dung chi tiết:

Tiêu chí Thương hiệu Nhãn hiệu
Khái niệm Là dấu hiệu đặc biệt để nhận biết sản phẩm, dịch vụ đó được cung cấp bởi cá nhân, tổ chức nào. Là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của các cá nhân, tổ chức với nhau.
Căn cứ pháp lý Là thuật ngữ được sử dụng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ Là thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và 1 đối tượng Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập khi chủ sở hữu làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ.
Tính chất Vô hình và chúng ta chỉ có thể cảm nhận mà không nhìn thấy được. Là các hữu hình, có thể là chữ cái, hình ảnh hay sự kết hợp tất cả và bạn dễ dàng nhận biết bằng mắt thường
Thời gian bảo hộ và tồn tại Gắn liền với thời gian tồn tại của doanh nghiệp, nó có thể tồn tại ngay cả khi hàng hóa, dịch vụ  đó không tồn tại vì thương hiệu là sự đánh giá của  người dùng Ngắn hơn so với thương hiệu bởi nó được bảo hộ bằng Giấy chứng nhận, pháp luật quy định về thời gian bảo hộ là 10 năm, chủ sở hữu có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn là 10 năm và không giới hạn số lần gia hạn. Nó sẽ không tồn tại nếu sản phẩm/dịch vụ đó chấm dứt sự tồn tại.
Sự hình thành Doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian công sức và tiền bạc. Nó là việc xác định mục tiêu, tuyên bố sứ mệnh, nghiên cứu thị trường,…xây dựng thương hiệu, logo, thông điệp,…Nói đến thương hiệu là nói đến sự hình thành hình tượng hàng hóa trong tâm trí người dùng. Là các dấu hiệu do cá nhân, tổ chức sáng tạo, có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức và xác lập quyền sở hữu khi Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.
Khả năng định giá Là tài sản vô hình nên không thể định giá một cách dễ dàng được. Việc định giá sẽ do các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đó thực hiện. Thương hiệu được định giá qua các bước:

  • Phân khúc thị trường.
  • Phân khúc tài chính
  • Phân khúc nhu cầu
  • Tiêu chuẩn cạnh tranh
Có thể định giá được vì đó là một loại tài sản, được xác lập quyền thông qua việc cấp Văn bằng bảo hộ.
Khả năng xâm hại Mặc dù không được bảo hộ bởi pháp luật nhưng thương hiệu không thể sao chép, bắt chước làm giả, làm nhái ví nó là dấu ấn trong tiềm thức của người dùng. Cao vì có thể sao chép một nhãn hiệu nổi tiếng thành nhãn hiệu có độ phổ biến rộng lên hàng hóa, dịch vụ để thu lợi nhuận.
Ý nghĩa Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp. Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau

Với các nội dung thông tin trên đây, ít nhiều sẽ giúp bạn phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý khách hàng hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.

Công ty TNHH tư vấn AZLAW chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư, pháp chế doanh nghiệp rất hân hạnh được đồng hành cùng Qúy khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ: K28, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 0987.748.111 – 024.22151888

Email: info@azlaw.com.vn         Website: https://azlaw.com.vn

0987.748.111