ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG TRÁI PHÁP LUẬT VỚI LÝ DO QUÁ VÔ LÝ

Bộ Luật Lao Động có quy định về trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt […]
ngocdiep
06/07/2022

Bộ Luật Lao Động có quy định về trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên có khá nhiều trường hợp  việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là  trái pháp luật, làm phát sinh tranh chấp lao động. Chị N.T.M –một khách hàng của AZLAW– cũng đã bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng trái pháp luật như thế. 

Phải viết bản tường trình vì bị cho là nghỉ không phép không lý do

Chị N.T.M chia sẻ:

Tháng 5/2010, tôi bắt đầu làm việc ở khách sạn X với vị trí nhân viên lễ tân khách sạn. Sau nhiều lần gia hạn hợp đồng 1 năm, tôi có ký với khách sạn X hợp đồng thời hạn 3 năm từ  5/1/2016 đến ngày 5/ 1/2018. Trong thời gian làm việc ở đó, tôi có xin nghỉ phép 15 ngày vì trong nhà có việc đột xuất và giám đốc khách sạn cũng đã ký quyết định cho tôi nghỉ phép.

Sau thời gian nghỉ phép tôi bị sốt xuất huyết nên đã mang theo giấy tờ khám và điều trị  bệnh đến cơ quan xin phép nghỉ. Lúc đó, ông H là trưởng phòng hành chính cho phép tôi “Cứ nghỉ đi, khi nào hết bệnh thì đi làm lại”. Vậy nên tôi đã nghỉ từ 21/4/2017-24/4/2017.

Lúc đó khách sạn cũng có chính sách nhân viên được thay nhau nghỉ 6 ngày trong tháng nên tôi có xin phép nghỉ với anh L.T.D ngày 1/4/2017. 

Đến ngày 25/4/2017 tôi đi làm lại và được giám đốc gọi lên yêu cầu tường trình về 5 ngày nghỉ không phép không có lý do, tôi cũng đã viết rõ ràng lí do nghỉ phép trong 5 ngày 1/4/2017 và 21,22,23,24 tháng 4 năm 2017.

Nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trong sự ngỡ ngàng

Đến ngày 4/5/2017 giám đốc khách sạn là ông T.N ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi với lí do nghỉ phép 5 ngày không xin phép, không lý do và có thái độ  và phát ngôn vi phạm quy định trong quy chế làm việc áp dụng cho nhân viên khách sạn.

Lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng rất vô lý, khó hiểu

Lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng rất vô lý, khó hiểu 

Tôi thật sự bàng hoàng khi nhận được quyết định này. Tôi luôn nghiêm túc và tận tâm với công việc, chưa bao giờ có một hành vi nào vượt quá chuẩn mực của một nhân viên. Về việc nghỉ phép, tôi đã xin phép rất rõ ràng với cấp trên và có lí do chính đáng. Hơn nữa hợp đồng lao động của tôi với khách sạn vẫn chưa hết hạn. Cái lí do chấm dứt hợp đồng này làm tôi uất ức vô cùng.- Chị M đã bất khóc khi chia sẻ với luật sư của AZLAW.

Lý do chấm dứt hợp đồng thật vô lý

Tôi không đồng ý với quyết định này nên gặp giám đốc khách sạn là ông N để hỏi lại cho rõ ràng. Ông N đã liệt kê ra một số hành động của tôi và nói rằng đó là hành vi phát ngôn vi phạm quy chế của khách sạn:

  • Có thái độ bất cần, đối xử với khách hàng không lễ phép, làm cho một số khách hàng có phản ánh không tốt, gây ảnh hưởng đến uy tín của khách sạn.
  • Tự ý bỏ ca trực, vô tổ chức gây khó cho công tác nhân sự, 
  • Có thái độ xúc phạm, đe dọa cấp trên

Nghe xong lý do, tôi đã nghĩ rốt cuộc thái độ chăm sóc khách hàng như thượng đế, tuân thủ quy chế khách sạn, giúp đỡ nhân viên , tôn trọng cấp trên lại được cho là hách dịch, thiếu tôn trọng khách hàng. Để rồi bị chấm dứt hợp đồng một cách vô lý như vậy. Điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vật chất và tinh thần của tôi.

Tôi cảm thấy bất công và đã tìm đến AZLAW qua lời giới thiệu của một người bạn. Tôi muốn nhờ luật sư giúp tôi đòi lại công bằng và quyền lợi mà tôi đáng lẽ được hưởng.

Quá trình đòi lại công bằng

Được sự đồng ý của chị M, luật sư của AZLAW đại diện chị M nộp đơn khởi kiện khách sạn X ra tòa về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Trình bày của bị đơn

Tại phiên tòa, người đại diện theo pháp luật của khách sạn X  trình bày lý do chấm dứt hợp đồng với chị M là do chị nghỉ không phép không có lý do 5 ngày và chị M có những phát ngôn vi phạm quy chế khách sạn và liệt kê những hành vi phát ngôn như chị M kể trên. Tuy nhiên, khách sạn X lại không có bằng chứng chứng minh.

Trình bày của người làm chứng

Những người làm chứng tại phiên tòa cũng thừa nhận chị M chưa bao giờ có bất kỳ phát ngôn vi phạm quy định trong quy chế làm việc áp dụng cho nhân viên khách sạn, ngược lại còn vô cùng tận tâm và chăm sóc khách hàng. Chị M cũng chưa bao giờ tự ý bỏ ca trực hay nghỉ phép tự do, mỗi lần nghỉ phép đều có lý do chính đáng.

Chứng cứ AZLAW đưa ra để bảo vệ chị M

Luật sư của AZLAW cũng đưa ra các chứng cứ chứng minh như:

  • Đơn xin nghỉ phép ngày 1/4/2017 của chị M đã có chữ ký của ông D.
  • Giấy khám bệnh và điều trị các ngày từ 21/4/2017-24/4/2017 có tên chị N.T.M của bệnh viện A
  • Phản hồi của khách hàng khen ngợi thái độ phục vụ của chị M và những lời nhận xét của nhân viên khách sạn.

Và một số chứng cứ khác.

Đối với lý do của khách sạn cho rằng chị M tự ý nghỉ việc 5 ngày trong 1 tháng không xin phép và có các phát ngôn vi phạm quy chế làm việc áp dụng cho nhân viên nhà khách thì căn cứ vào Điều 38 của Bộ luật lao động 2012 thì đây không phải lý do để khách sạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, hơn nữa chị M cũng không hề tự ý nghỉ việc. Vậy nên việc khách sạn ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị M là trái với quy định của pháp luật.

 Căn cứ Điều 42 Bộ luật lao động 2012, khách sạn X sẽ phải bồi thường cho chị M những khoản sau đây:

  • Trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày chị M không làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động: từ ngày 4/5/2017 đến  ngày xét xử sơ thẩm 5/5/2018 là 12 tháng và 2 tháng tiền lương là: 70.000.000 đồng
  • Chị M không muốn tiếp tục làm việc tại khách sạn X nữa, nên khách sạn phải trả cho chị M trợ cấp thôi việc là: 17.500.000 đồng
  • Khoản tiền tương ứng thời gian không báo trước: 7.500.000 đồng
  • Khách sạn X không muốn nhận lại chị M và chị M cũng không muốn quay lại làm việc thì khách sạn X phải bồi thường cho chị M số tiền là 10.000.000

Tổng số tiền khách sạn X phải bồi thường cho chị M là:105.000.000 đồng.

Bảo vê được quyền lợi cho chị M

Qua xem xét lời trình bày của đương sự, lời chứng của người làm chứng, các bằng chứng và yêu cầu mà người bảo vệ quyền và lợi ích (luật sư của AZLAW) cho nguyên đơn ( chị M), tòa án tuyên xử. 

  • Buộc khách sạn X phải bồi thường thiệt hại cho chị M khi ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số tiền 105.000.000 đồng.
  • Buộc khách sạn X nhận lại sổ bảo hiểm từ chị N.T.M. Đối chiểu sổ, thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chốt sổ bảo hiểm xã hội từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018. Trả sổ bảo hiểm xã hội cho chị M theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của chị. Đây là niềm vinh dự của AZLAW khi đã nỗ lực và bảo vệ được quyền lợi của khách hàng.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động của AZLAW

Nếu quý khách còn có thắc mắc hoặc hiện đang có tranh chấp lao động hãy liên hệ ngay với AZLAW để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn và dịch vụ có: quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật  tuyệt đối

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ: K28, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobie: 0987553289; 024.22151888

Email: luatsuphamoanh@gmail.com. Website: https://azlaw.com.vn

0987.748.111