Giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng

Các vấn đề liên quan đến công trình xây dựng không phải là nhà ở, đặc biệt là trình tự […]
minhtruong
20/04/2022

Các vấn đề liên quan đến công trình xây dựng không phải là nhà ở, đặc biệt là trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận luôn được các chử sở hữu bất động sản quan tâm hàng đầu. Dưới đây, AZLAW sẽ phân tích các quy định liên quan tới giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở theo pháp luật đất đai hiện hành. 

Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở

Theo Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau:

– Giấy phép xây dựng công trình hoặc giấy phép xây dựng công trình có thời hạn đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;

– Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

– Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;

– Giấy tờ mua bán, cho, đổi, thừa kế trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký hai bên và được xác nhận bởi UBND cấp xã trở lên (trường hợp các giấy tờ trên ghi tên người khác)

– Giấy tờ xác nhận của UBND xã đối với công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 (trường hợp cá nhân không sở hữu, hoặc các giấy tờ ở trên không còn phù hợp)

Giấy tờ xác nhận sự tồn tại công trình xây dựng hoàn thành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 của UBND cấp huyện ( trường hợp công trình không xin phép xây dựng theo quy định)

Thủ tục thực hiện đăng ký sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở

Cá nhân đăng ký cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng xây dựng không phải nhà ở thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1:  Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đất đai đúng thẩm quyền giải quyết. 

Bước 2: Thực hiện sửa đổi, bổ sung giấy tờ (nếu có)

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, 

Quá trình văn phòng đăng ký đất đai tiến hành thủ tục quy định theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

– Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;

– Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

– Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

– Chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;

– Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

– Văn phòng đăng ký đất đai chuyển Giấy chứng nhận tới “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” để trao cho người được cấp.

Lưu ý khi nộp hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo thông báo và hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận, xử lý. 

Thẩm quyền giải quyết

Các cơ quan tham gia quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng bao gồm:

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; Chi cục Quản lý đất đai.

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng; cơ quan Thuế; Kho bạc.

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian giải quyết 

Căn cứ Điều 61 Nghị đinh 43/2014, tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

Chi phí, lệ phí Nhà nước

Cá nhân đóng phí căn cứ theo quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có công trình xây dựng tại thời điểm đăng ký.

Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013.
  • Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định thi hành Luật đất đai.
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai 2013.

Bài viết trên đây của AZLAW là hướng dẫn cho bạn đọc về giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải nhà ở theo quy định của luật Đất đai năm 2013. 

Dịch vụ tư vấn sang tên sổ đỏ, các vấn đề về pháp lý liên quan đến Đất đai là một trong những lĩnh vực luật mà chúng tôi có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi, với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn luật chuyên nghiệp cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm thời gian nhất cho Quý khách.

Trân trọng/.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 0987553289; 024.22151888

Email: info@azlaw.com.vn 

0987.748.111