Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp […]
admin2
02/12/2021

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị xâm phạm. Tuy nhiên, quy định pháp luật về thừa kế hiện nay khá phức tạp, người dân không nắm được quy trình, thủ tục thực hiện như thế nào. Phạm vi bài viết dưới đây của Công ty Luật AZLAW xin được tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp nêu trên.

Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 thì cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

ĐIỀU KIỆN được thừa kế quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:

  • Khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1 Điều 168, Điều 188).
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất
  • Khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1 Điều 168, Điều 188).
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất

Cách thức phân chia thừa kế

Thừa kế theo di chúc

Những người thừa kế có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo chỉ định trong di chúc sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài sản của người chết tương ứng với phần di sản được nhận.

Ngoài ra, để bảo vệ người thân của người để lại di sản, Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng, những người sau đây vẫn được nhận phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp họ không được hưởng di sản theo di chúc hoặc chỉ được hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, những người được hưởng di sản theo di chúc có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp đất đai thừa kế không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực: trong trường hợp người để lại di sản là đất đai không lập di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực thì đất đai sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất hiện này rất đa dạng, các vụ kiện về thừa kế đều liên quan đến tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có các dạng cụ thể như:

  • Tranh chấp thừa quyền sử dụng đất trong đó buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại;
  • Tranh chấp thừa quyền sử dụng đất trong đó Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
  • Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác..

Cách giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Thủ tục giải quyết tranh chấp

  •     Thực hiện hòa giải tại cấp xã nơi có đất. Trường hợp hòa giải không thành thì có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh theo quy định tại Điều 34, 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.
  •     Khởi kiện tòa án có thẩm quyền

Thời hiệu khởi kiện

Theo quy định tại khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự 2015 thì đối với tranh chấp thừa kế đất đai có di chúc, những đồng thừa kế được hưởng di sản theo di chúc có quyền yêu cầu chia thừa kế trong thời hạn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thủ tục khởi kiện ở tòa án

  •     Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện gửi đến tòa án.
  •     Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục xem xét đơn và thụ lý vụ án.
  •     Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục để chuẩn bị xét xử như là thu thập chứng cứ, xác minh nguồn gốc đất, xác minh di chúc, nội dung di chúc, xác minh nhân thân người thừa kế theo pháp luật, tiến hành các thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ và đưa vụ án ra xét xử.
  • Trên đây là những hướng dẫn chung về thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Công việc Luật sư thực hiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ:

Khi tham gia giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cho khách hàng, bên cạnh việc yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc luật sư cũng sẽ tiến hành thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ cũng như là soạn thảo một số văn bản cần thiết trong quá trình tố tụng.

  • Luật sư sẽ tiến hành soạn thảo đơn khởi kiện, giấy/hợp đồng ủy quyền,…;
  • Chuẩn bị tài liệu chứng minh: GCNQSDĐ, giấy tờ pháp lý về quyền thừa kế; thỏa thuận phân chia di sản,…;
  • Thu thập, tài liệu chứng cứ chứng minh mối quan hệ nhân thân: trích lục khai sinh; trích lục giấy đăng ký kết hôn; lập bảng tường trình quan hệ nhân thân….

Trực tiếp tham gia giải quyết với tư cách người đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp:

  • Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Luật Tố tụng hành chính cho phép các đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hoặc người khác có đủ điều kiện theo quy định của Luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Do đó, trong những vụ việc phức tạp mà đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến bất động sản, các đương sự không thể tự bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì luật sư có thể tham gia tố tụng làm người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng những hướng giải quyết tranh chấp tốt nhất:

  • Bên cạnh việc hỗ trợ đương sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia tố tụng, luật sư còn có thể giúp khách hàng đưa ra những hướng giải quyết có lợi nhất.
  • Cụ thể, đối với tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng sẽ khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính hay tố tụng dân sự thì tốt hơn; hoặc tiến hành hòa giải như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất,…

Phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

Trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai, phí dịch vụ luật sư được tính theo một trong hai cách sau:

  • Phí cố định: bên nhận dịch vụ sẽ thanh toán theo từng tiến độ giải quyết tranh chấp.
  • Phí kết quả: bên nhận dịch vụ sẽ thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.
  • Cụ thể, đối với chi tiết của từng sự, vụ sẽ có những mức phí khác nhau.

Nếu bạn đọc có vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư liên quan đến tư vấn hoặc thực hiện giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ tới AZLAW để được tư vấn kịp thời và chi tiết.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 0987553289; 024.22151888

Email: info@azlaw.com.vn 

0987.748.111