CÂU CHUYỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ HÀN QUỐC TẠI AZLAW

Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác có số lượng nhà đầu tư quan tâm […]
thuyan
09/06/2022

Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác có số lượng nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới nhiều nhất vào Việt Nam với hơn 9000 doanh nghiệp hoạt động. Và chắc chắn rằng số lượng các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng trưởng. Chính vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã tìm đến AZLAW và sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để có thể lựa chọn loại hình đăng ký doanh nghiệp phù hợp và tránh rủi ro có thể xảy ra.

Câu chuyện chung của nhiều khách hàng Hàn Quốc

Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc phân vân lựa chọn phương án đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI

Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc phân vân lựa chọn phương án đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI

Cũng như nhiều khách hàng khác, anh Park (56 tuổi) tìm hiểu và sử dụng dịch vụ của công ty thông qua sự giới thiệu của một người bạn Hàn Quốc đã sử dụng dịch vụ tư vấn của AZLAW. Qua trao đổi, AZLAW biết được rằng anh Park đang có dự định thành lập công ty tại Hà Nội, Việt Nam và đang cân nhắc giữa các phương án đầu tư là: thành lập công ty 100% vốn FDI; thành lập công ty mượn danh (nhờ người Việt Nam đứng tên để thành lập công ty 100% vốn Việt Nam) và thành lập công ty do người Việt Nam và người Hàn Quốc cùng đứng tên.

So sánh ưu, nhược điểm của công ty 100% vốn FDI, công ty mượn danh và công ty liên doanh

Hiểu được mong muốn của khách hàng và nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát và đánh giá được ưu nhược điểm của từng phương án đầu tư, AZLAW đã tiến hành trao đổi trực tiếp thông qua phiên dịch viên của công ty và sau đó gửi thư tư vấn cho anh Park những nội dung cơ bản như sau:

Tiêu chí Doanh nghiệp 100% FDI Doanh nghiệp Việt Nam (mượn danh) Doanh nghiệp Việt Nam (đồng đứng tên)
Quy trình thủ tục thành lập

Thủ tục phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí hơn

 

Ngoài ra, còn bị hạn chế về ngành nghề đầu tư kinh doanh, hình thức đầu tư. Cụ thể, một số lĩnh vực ngành nghề không thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài mà phải tiến hành liên doanh với chủ thể trong nước.

Thủ tục đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

 

Không bị hạn chế nhiều ngành nghề như đối với nhà đầu tư nước ngoài (trừ các ngành nghề bị cấm theo Điều 6, Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Luật Đầu tư 2020)

 

 

Thủ tục phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí giống với doanh nghiệp 100% FDI  

Mặc dù lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có thể rộng mở hơn (đối với những ngành nghề không cho phép đầu tư 100% vốn FDI). Nhưng trong nhiều lĩnh vực, tỷ lệ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị hạn chế.

Quản lý doanh nghiệp Nhà đầu tư có quyền độc lập, tự quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp. Nhà đầu tư chỉ giữ vai trò quản lý gián tiếp thông qua người đại diện theo pháp luật. Vì trên giấy tờ, nhà đầu tư không phải là chủ sở hữu doanh nghiệp. Do vậy, nếu có tranh chấp, nhà đầu tư có thể bị thay thế. Nhà đầu tư có quyền trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên không thể toàn quyền quyết định các vấn đề của công ty
Quản lý dòng tiền Nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền lợi nhuận về nước một cách hợp pháp. (sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam) Khi doanh nghiệp kinh doanh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư không thể chuyển khoản lợi nhuận đó ra nước ngoài. Nhà đầu tư được phép chuyển lợi nhuận về nước tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong liên doanh (sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam)
Tính pháp lý Là một hình thức đầu tư hợp pháp, được pháp luật Việt Nam điều chỉnh và bảo hộ Là một hành vi không được pháp luật Việt Nam cho phép và có thể bị phạt hành chính. Là hình thức đầu tư hợp pháp, các khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được bảo hộ


Tư vấn những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi nhà đầu tư nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên hộ thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 4, Điều 16, Luật doanh nghiệp 2020, việc “kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp” là hành vi bị cấm. Như vậy theo pháp luật Việt Nam, việc mượn danh người khác để thành lập công ty 100% vốn góp Việt Nam nhằm kinh doanh các ngành nghề bị hạn chế với nhà đầu tư nước ngoài, hay hưởng những chế độ ưu khác là một hành vi gian dối trong đăng ký kinh doanh. Và có thể bị xử phạt từ 10-15 triệu đồng thời phải thay đổi và thông báo lại các thông tin kinh doanh. Nghiêm trọng hơn, công ty có thể bị buộc phải đóng nếu cơ quan nhà nước phát hiện.

Không chỉ không thể trực tiếp quản lý doanh nghiệp, không có quyền sở hữu, không được pháp luật bảo vệ, nhà đầu tư nước ngoài còn không thể chuyển được lợi nhuận từ công ty mượn danh về nước của mình.

Rõ ràng, hiện nay, Việt Nam đã mở cửa rất rộng và không hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài đối trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh vì sự ra đời của rất nhiều hiệp định thương mại tự do FTA. Trường hợp của anh Park cũng vậy, sau khi tìm hiểu chi tiết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), AZLAW nhận thấy rằng những ngành nghề mà anh Park dự định đăng ký đều không bị hạn chế về hình thức thành lập doanh nghiệp. Do vậy, AZLAW rất mong muốn anh có thể cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro để có quyết định lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn.

Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của AZLAW

Sau quá trình cân nhắc những ý kiến tư vấn hữu ích của AZLAW, thì anh Park quyết định liên doanh với một người bạn Việt Nam dưới hình thức Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Nhìn chung, thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn FDI và thành lập công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài là giống nhau.

Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư 2020, Luật doanh nghiệp 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết. Theo quy định hiện hành, để thành lập một pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ cần thực hiện các thủ tục cơ bản sau đây:
– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án (IRC)
– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ với anh Park, công đã nhận ủy quyền và tiến hành ngay các thủ tục thực hiện xin IRC và ERC cho khách hàng.

Nhìn chung, khách hàng đến với AZLAW khi thực hiện thủ tục này chỉ cần cung cấp các giấy tờ cơ bản như:
(1) Đối với nhà đầu tư là cá nhân
– Bản sao công chứng hộ chiếu cả quyển (đối với nhà đầu tư nước ngoài); bản sao công chứng CMND/Thẻ căn cước công dân/hộ chiếu (đối với nhà đầu tư Việt Nam cùng tham gia dự án);
– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của từng nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam (bản gốc nếu được cấp tại VN, bản sao hợp pháp hóa lãnh sự nếu tài liệu được cấp ở nước ngoài)
(2) Đối với nhà đầu tư là tổ chức, doanh nghiệp
– Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép thành lập/ GCN đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao công chứng Hộ chiếu (cả quyển)/CMND/Thẻ căn cước của người đại diện theo pháp luật
– Bản sao công chứng Hộ chiếu(cả quyển)/CMND/Thẻ căn cước của người được ủy quyền quản lý phần vốn góp tại công ty dự kiến thành lập
– Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư (thể hiện kinh doanh có lãi). Trường hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp thể hiện doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thì phải cung cấp bổ sung thêm Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp ít nhất bằng hoặc lớn hơn số vốn dự định đăng ký đầu tư tại Việt Nam.

Trong 15 ngày làm việc chăm chỉ của đội ngũ luật sư, chuyên viên của công ty (trừ trường hợp cần phải thẩm định thêm hoặc xin ý kiến của các cơ quan liên quan thì thủ tục có thể kéo dài đến 30-35 ngày), khách hàng sẽ được ký biên bản bàn giao tài liệu và nhận được kết quả, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án (IRC) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) và các tài liệu mà phía khách hàng đã cung cấp trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ của công ty.

AZLAW rất tự hào và cảm thấy vinh hạnh khi được tư vấn hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư và doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tìm hiểu thị trường đầu tư tại Việt Nam, các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý cần thiết khi đầu tư tại Việt Nam.


Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AZLAW
Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Mobile: 0987553289; 024.22151888
Email: luatsuphamoanh@gmail.com Website: https://azlaw.com.vn

0987.748.111